Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

CÁCH NÓI CHUYỆN HAY, CÓ DUYÊN VÀ THU HÚT MỌI NGƯỜI XUNG QUANH

tháng 10 22, 2017

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao anh kia, chị kia lại nói chuyện hay như vậy, tại sao lại nhiều người chăm chú nghe họ nói như vậy? Bạn đã từng ngưỡng mộ họ? Bạn đã từng muốn mình có thể được như họ? Bài viết sau đây sẽ dạy bạn cách nói chuyện hay, có duyên và thu hút người dối diện.
Thứ nhất, bạn hãy… ít nói!
Hẳn là bạn sẽ thấy thắc mắc bởi tại sao nói ít lại thu hút được người khác đúng không? Điều này được các chuyên gia lý giải như sau: Nói ít thì sẽ ít sai sót, hớ hênh. Nếu vừa gặp ai bạn cũng nói nhiều, nói liên mien, luyến thắng thì người nghe sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Thậm chí đôi khi họ không muốn nghe bạn nói.
Ngoài ra, việc bạn nói nhiều, nói nhanh thì khi đó các âm được phát ra không rõ, ảnh hưởng rất nhiều đến giọng nói của bạn. Khi người nghe họ chưa kịp hiểu câu đầu thì đã có câu kế tràn tới, lấp đầy lỗ tai. Như vậy hiệu quả truyền tải thông tin của bạn chưa cao và còn gây khó chịu cho người khác.

Thứ hai, bạn hãy đôn đốc người khác nói!
Khi bạn chân thành lắng nghe người khác thổ lộ cũng là một cách giúp họ trút bớt “gánh nặng”, tâm sự, đem lại sự cân bằng về mặt tâm lý cho họ. Tuy nhiên, không phải là bạn chỉ ngồi im nghe họ nói mà bạn cần tươi tỉnh nghe họ nói và  nhớ rằng không ngừng khích kệ những câu: ”Ồ, rồi sao nữa?”, “hay quá! Bạn kể tiếp đi!”.
Và rồi bạn sẽ phải ngạc nhiên khi kết thúc cuộc nói chuyện người ta sẽ khen bạn nói chuyện có duyên dù bạn gần như im lặng để lắng nghe những điều họ nói.
Thứ ba, trong mọi trường hợp bạn cần tránh cãi cọ với người khác
Trong nhiều trường hợp ý kiến của người đối diện có thể sẽ mâu thuẫn với ý kiến của bạn. Khi đó điều bạn cần là phải thật bình tĩnh, cùng họ phân tích kĩ lưỡng nhất, rồi đi đến thống nhất ý kiến cuối cùng, tránh việc cãi cọ gây mất hòa khí và làm cho cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng.
Thứ tư, hãy làm cho cuộc gặp gỡ trở nên vui vẻ hơn bằng cách khôi hài hóa câu chuyện:

Chính sự sự khôi hài trong các câu chuyện sẽ giúp bạn và mọi người thoát ra ngoài vùng căng thẳng và có một cuộc nói chuyện thật thoải mái, mọi sự bực bội sẽ đều được xoa dịu. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ sự khôi hài và châm biếm để tránh điều đáng tiếc xảy ra.
Cuối cùng, hãy… rút lui
Trong một cuộc nói chuyện bạn hãy nên biết đâu là điểm dùng, điểm kết thúc, tránh để câu chuyện dài dòng, liên miên quá. Rút lui là một kế sách tuyệt vời nhất nếu bạn gặp phải một đối tượng nói quá nhiều, hay gây sự, thích châm biếm, độc đoán…và không biết điểm dừng.
Khi đó bạn hãy tìm một lý do thích hợp để rút lui, bạn có thể vờ như xem giờ hoặc giả vờ có một cuộc hẹn khác và xin phép về trước. Điều này thể hiện bạn vừa là một người khôn ngoan vừa là một người khéo léo.
Nói chuyện có duyên, thu hút không phải chỉ những người có năng khiếu bẩm sinh mới làm được. Bạn cũng có thể làm tốt nếu bạn áp dụng những điều trên.

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

© 2013 Hỗ trợ dịch vụ tài chính cho sinh viên nhanh nhất tại Hà Nội. All rights resevered. Designed by Templateism | Blogger Templates

Back To Top