Đối với sinh viên, một kỳ học bắt đầu là bao nhiêu khoản phí phải lo: tiền học phí, tiền thực hành, tiền mua dụng cụ học tập...và không phải sinh viên nào nhà cũng đủ điều kiện để lo những khoản phí đó. Hiểu được điều đó các ngân hàng đưa ra gói hỗ trợ sinh viên vay tiền ngân hàng.
Nếu như mục đích vay tiền là tốt và thực sự cần thiết, các bạn sinh viên có thể nhờ người thân trong gia đình đủ điều kiện đứng ra vay tín chấp hộ hoặc chờ thời gian tới đủ điều kiện sẽ vay.
Gia đình cũng có thể liên hệ với Quỹ tín dụng nhân dân xã tại nơi đang cư trú để xin vay vốn. Thủ tục yêu cầu: Sổ đỏ, hộ khẩu và CMND của người đi vay. Lãi suất vay quỹ tín dụng vào khoảng 1,3%/tháng theo hình thức lãi giảm dần. Tuy nhiên thời hạn cho vay ngắn, thường chỉ cho vay trong 1 năm và có thể đáo lại sổ khi hết hạn không thanh toán được.
Còn một cách đi vay nữa, trong trường hợp sinh viên vay tiền mua các đồ điện máy điện tử như laptop, điện thoại, xe máy... phục vụ mục đích học tập, liên lạc, đi lại thì cũng có thể đến tại các gian hàng điện máy, cửa hàng bán đồ trả góp. Chỉ cần cung cấp CMND, thẻ sinh viên, bằng lái xe... là bạn đã có thể mua được sản phẩm mong muốn chỉ sau 30 phút. Tuy nhiên, vay theo hình thức này nên chú ý đến lãi suất, cách tính lãi, thời hạn ưu đãi, các khoản phí phạt... để tránh các rắc rối về sau.
Lưu ý: Hiện nay trên nhiều kênh thông tin xuất hiện các quảng cáo cho vay tín chấp dành cho sinh viên với lãi suất “mềm” và thời gian nhanh chóng như các tiệm cầm đồ, cho vay nóng, tín dụng đen. Tuy nhiên, các bạn cần phải thật sự cẩn trọng và biết rõ mình đang làm gì bởi các loại hình cho vay này không phải hoạt động cho vay được cấp phép của nhà nước. Đương nhiên, nếu sinh viên trả được nợ đúng hạn thì không vấn đề gì (lãi suất rất cao, thấp nhất cũng phải 50%/năm) nhưng nếu không trả được nợ sẽ bị “giang hồ” hỏi thăm tận nơi, ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét